Đăng lúc: 07-01-2015 08:23:52 AM - Đã xem: 1640
Trong lĩnh vực sức khỏe hiện nay, người ta nói đến nhiều tác hại của chất Oxy hoá, phản ứng Oxy hoá và nhấn mạnh sự cần thiết sử dụng chất chống Oxy hoá để bảo vệ, duy trì sức khỏe. Vậy chất chống Oxy hoá là gì?
Chất chống Oxy hóa là một chất giúp ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình Oxy hóa chất khác. Sự Oxy hóa là loại phản ứng hóa học trong đó electron được chuyển sang chất Oxy hóa, có khả năng tạo các gốc tự do sinh ra phản ứng dây chuyền phá hủy tế bào sinh vật. Chất chống Oxy hóa ngăn quá trình phá hủy này bằng cách khử đi các gốc tự do, kìm hãm sự Oxy hóa bằng cách Oxy hóa chính chúng.
I. CÔNG DỤNG CỦA CHẤT CHỐNG OXY HÓA:
1. Vô hiệu gốc tự do có hại (Chất Oxy hóa):
Gốc tự do luôn luôn được sinh ra trong cơ thể con người và cũng có vai trò tích cực đối với cơ thể. Oxy (dưỡng khí) mà ta hít thở hàng ngày là chất cần thiết nhưng chính nó cũng trở thành gốc tự do.
Điều quan trọng là trong cơ thể khoẻ mạnh, gốc tự do sinh ra có giới hạn, không quá thừa để gây hại. Chỉ khi nào gốc tự do sinh ra quá nhiều (do ô nhiễm môi trường, do tia cực tím từ ánh nắng, do khói thuốc lá, do viêm nhiễm trong cơ thể, thậm chí do dùng một số dược phẩm...) và hệ thống chất Oxy hoá nội sinh không đủ sức cân bằng, cơ thể sẽ sinh ra rối loạn bệnh lý. Người ta đã chứng minh, khi có sự tăng quá nhiều gốc tự do sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm ở các cơ quan, các bệnh lý như tim mạch, bệnh thần kinh, đục thuỷ tinh thể, thoái hóa hoàng điểm ở mắt, tăng nguy cơ các bệnh ung thư và nhất là sớm xuất hiện hiện tượng lão hoá.
Để chống lại sự bội tăng các gốc tự do sinh ra quá nhiều mà hệ thống "chất Oxy hoá nội sinh" không đủ sức cân bằng để vô hiệu hoá, các nhà khoa học đặt vấn đề dùng các "chất chống Oxy hóa ngoại sinh" với mục đích phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, chống lão hóa. Các chất chống Oxy hóa ngoại sinh đó đã được xác định, đó là beta-caroten, chất khoáng selen, các hợp chất flavonoid, polyphenol... Các chất Oxy hóa ngoại sinh đó thật ra không xa lạ, chúng có từ các nguồn thiên nhiên là thực phẩm như rau cải, trái cây và một số loại dược thảo.
2. Giảm cholesterol và nguy cơ tim mạch:
Như đã nói ở trên, chất chống Oxy hóa có khả năng chống lại các gốc tự do. Nhưng chúng đồng thời cũng chống lại quá trình Oxy hóa của các chất béo có hại lên các mạch máu. Trong số các chất chống Oxy hóa, carotenoids (được tìm thấy trong thực phẩm có màu cam, vàng hoặc đỏ như cam, ớt, cà chua, xoài, đu đủ...) đã được chứng minh là có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu.
3. Ngăn ngừa ung thư:
Không phải ngẫu nhiên mà trái cây và rau quả được biết đến như là một người bạn đồng hành nổi tiếng của sức khỏe! Một trong những lý do là những dưỡng chất chống Oxy hóa khi được hấp thụ đầy đủ vào cơ thể sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư đến hơn 30%.
4. Bảo vệ mắt:
Nhìn chung, tất cả các phân tử của chất chống Oxy hóa đều có tác dụng bảo vệ đôi mắt và thị lực của bạn, cụ thể là carotenoids. Theo một nghiên cứu của Inserm, ăn nhiều các thực phẩm giàu zeaxanthin (có trong bắp, súp lơ...) sẽ giảm đến 93% nguy cơ bị AMD (bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác – nguyên nhân chính dẫn đến chứng mù ở người cao tuổi) và 43% bệnh đục thủy tinh thể.
II. CÁC LOẠI TRÁI CÂY CHỨA NHIỀU CHẤT CHỐNG OXY HÓA
1. Quả Blueberry (Thanh dâu):
Bộ Nông nghiệp Mỹ xếp hạng blueberry là loại quả chứa nhiều chất chống Oxy hóa nhất trong số các loại trái cây có chứa chất này. Một số các chất chống Oxy hóa có trong blueberry là Anthocyanin, Phenol, Axit Ellagic, vitamin C và vitamin E.
Blueberry có chứa anthocyanin, đây chính là sắc tố tạo nên màu xanh đậm cho quả. Loại chất này có tác dụng vô hiệu hóa các gốc tự do dẫn đến bệnh ung thư và các bệnh liên quan đến tuổi già. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng chứa trong blueberry được chứng minh là có tác dụng duy trì và tăng cường thị lực, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa bệnh tim, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và làm chậm quá trình lão hóa...
2. Nho (Grape/Raisin):
Folate, vitamin A, B6, C, canxi, sắt, selen, kali, phốt-pho… là những chất dinh dưỡng điển hình có trong “kho tàng” dưỡng chất của trái nho, đặc biệt là những loại nho có vỏ màu đậm. Loại trái này nổi tiếng với hơn 20 loại chất chống Oxy hóa. Một trong những chất chống Oxy hóa mạnh nhất chính là flavonoids có thể giúp ngăn ngừa, làm giảm bớt sự tổn hại ở tế bào do sự hiện diện của các gốc tự do trong cơ thể. Giá trị dinh dưỡng của nho đóng vai trò then chốt để ngăn ngừa và làm giảm bớt nhiều bệnh như các bệnh về tim và mạch máu, chứng đau nửa đầu, táo bón, hen suyễn, khó tiêu, mệt mỏi, bệnh về thận, ung thư vú, bệnh thoái hóa điểm vàng, Alzheimer và bệnh đục thủy tinh thể.
3. Quả Nam Việt Quất (Cranberry):
Nam việt quất có chứa một lượng đáng kể các chất flavonoid, là một số các hợp chất chống Oxy hóa mạnh mẽ và hiệu quả nhất dành cho con người. Điều quan trọng là cơ thể chúng ta không thể sản xuất chất flavonoid. Do đó một cốc quả nam việt quất (tươi hoặc khô) là một ý tưởng tuyệt vời. Nam việt quất ở dạng nước ép cũng được cho là ngăn ngừa và chữa trị rất nhiều bệnh nhiễm trùng trong cơ thể.
Nguồn:
Thống kê